NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
1/ Thủ tục khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến:
a. Thủ tục:
Bệnh nhân khi đến khám tại Bệnh viện xuất trình:
– Thẻ BHYT.
– Giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp, như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ đảng viên, thẻ đoàn viên công đoàn, thẻ hưu trí, thẻ học sinh, sinh viên.
– Hồ sơ chuyển viện theo quy định của Bộ y tế.
– Giấy hẹn khám lại (trường hợp đến khám lại theo yêu cầu của Bác sỹ. Mỗi lần chuyển viện chỉ được hẹn khám lại theo chế độ BHYT một lần )
b. Mức hưởng:
– 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với:
• Mã đối tượng CC: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh>81%.
• Mã đối tượng CK: những người có công khác.
• Mã đối tượng CA: Lực lượng Công an nhân dân.
• Mã đối tượng TE: Trẻ em dưới 6 tuổi .
• Chi Phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu.
– 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với:
• Mã đối tượng HT: Hưu trí, trợ cấp mất sức.
• Mã đối tượng HN: Hộ nghèo, dân tộc thiểu số.
– 80% chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với các đối tượng còn lại.
2/ Trường hợp cấp cứu:
a. Thủ tục:
Bệnh nhân xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi ra viện.
b. Mức hưởng:
Bệnh nhân được hưởng theo đúng mức hưởng 100%, 95%, 80% theo từng đối tượng (như phần 1b).
3/ Trường hợp khám chữa bệnh BHYT không đúng tuyến:
Bệnh nhân đến khám xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ sẽ được hưởng 50% chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Một số lưu ý:
– Đối với thẻ BHYT tự nguyện (Mã GD): thời gian BHYT tham gia đủ 180 ngày mới được hưởng quyền lợi dịch vụ kỹ thuật cao.
4/ Quỹ BHYT không chi trả các trường hợp sau:
– Chi phí đã được ngân sách nhà nước chi trả.
– Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
– Khám sức khoẻ.
– Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
– Sử dụng dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ KHHGD,…
– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
– Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.
– Sử dụng vật tư y tế thay thế, chay tay giả, mắt giả, kính mắt, máy trợ thính,…
– KCB, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm hoạ.
– Trường hợp tự tử, tự gây thương tích.
– Nghiện ma tuý, nghiện rượu hay chất gây nghiện khác.
– Tổn thương do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
– Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
– Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học