Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu góp phần vào tử vong trên toàn cầu. Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng và có rất nhiều nguy cơ gây biến cố nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh.
1. Khái niệm
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
2. Phân loại
Phân loại | Huyết áp tâm thu | Huyết áp tâm trương |
Huyết áp tối ưu | <120 | <80 |
Huyết áp bình thường | <130 | <85 |
Hueets áp cao | 130 – 139 | 85 – 89 |
Tăng huyết áp độ 1 | 140 – 159 | 90 – 99 |
Tăng huyết áp độ 2 | 160 – 179 | 100 – 109 |
Tăng huyết áp độ 3 | ≥ 180 | ≥ 110 |
Tăng huyết áp đơn độc | ≥ 140 | < 90 |
3. Biến chứng của tăng huyết áp
Huyết áp cao được biết đến với cái tên “ kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến triển âm thầm và nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
- Đau tim, đột quỵ : tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch ) xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
- Chứng phình động mạch: huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch, nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
- Suy tim: để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim.
- Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi THA.
- Xuất huyết võng mạc.
- Hội chứng chuyển hóa: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ.
- Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đén não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.
- Vai trò của dinh dưỡng đối với tăng huyết áp
- Làm hạn chế tăng huyết áp, duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp (huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80mmHg và người bệnh vẫn dung nạp được theo quy định của Hội tim mạch Việt Nam).
- Giảm tối đa nguy cơ tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
4. Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị huyết áp
Chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo. Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tăng huyết áp ( DASH diet) là chế độ ăn khuyến khích nhiều rau xanh, quả chín, các sản phẩm sữa ít béo.
- Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
- Protein: 15 – 20% tổng năng lượng.
- Lipid: 20 – 25 % tổng năng lượng.
Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo klhoong no nhiều nối đôi chiwwms khoảng 7 – 10% tổng năng lượng. Acid béo không no 1 nối đôi chiếm < 15% tổng năng lượng. Chất béo đồng phân trans chiếm <1% tổng năng lượng. Nên cung cấp EPA và DHA khoảng 250 – 500 mg/ngày. Cholesterol < 200mg/ngày.
- Glucid : tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng.
- Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn khoảng 14g/1000Kcal.
- Lượng natri: 1600 – < 2000mg/ngày.
- Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D.
5. Lựa chọn thực phẩm
- Khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, gạo lật ăn nhiều rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu omega 3: cá hồi,cá thu…
- Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…
“ Mọi chi tiết liên hệ SĐT: 0869.678.001 để được tư vấn và hỗ trợ”
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KINH BẮC