CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
I. Định nghĩa viêm ruột thừa?
Hình ảnh: Ruột thừa bệnh nhân bị viêm
- Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dạng túi, hẹp và dài vài centimet, dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải – nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Chức năng của ruột thừa trong cơ thể hiện vẫn chưa được xác định.
- Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa (sỏi phân, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, dị vật, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng) có thể là nguyên nhân gây viêm. Lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng do tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, làm mủ lan tràn vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
II. Phân loại
- Viêm ruột thừa chưa biến chứng: viêm ruột thừa sung huyết, viêm ruột thừa mủ.
- Viêm ruột thừa có biến chứng: viêm phúc mạc ruột thừa, áp xe ruột thừa, đám quánh ruột thừa.
III. Chẩn đoán
- Lâm sàng
a). Hỏi bệnh
- Đau bụng: thượng vị hoặc quanh rốn, lan xuống hố chậu phải.
- Sốt nhẹ: 37,5 – 38,50C thường gặp. Sốt cao khi viêm ruột thừa có biến chứng.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, chán ăn, bỏ bú, tiêu lỏng, mót rặn.
- Rối loạn đi tiểu.
b) Khám
- Khám bụng: ấn đau, đề kháng hố chậu phải hoặc khắp bụng; sờ chạm một khối ở hố chậu phải. Điểm Mc Burney (+). Phản ứng dội (+).
- Thăm trực tràng: nếu nghi ngờ viêm ruột thừa vùng tiểu khung.
- Biến chứng: rối loạn nước – điện giải, sốc, nhiễm trùng huyết, tắc ruột….
- Cận lâm sàng
- Siêu âm: thường quy, giúp:
- Gợi ý chẩn đoán.
- Đánh giá biến chứng.
- Hướng dẫn dẫn lưu dưới siêu âm.
- X- Quang bụng không sửa soạn: chỉ định khi nghi ngờ thủng dạ dày ruột hoặc tắc ruột.
- Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ: chỉ định khi:
- Lâm sàng không điển hình, khó thăm khám.
- Chẩn đoán phân biệt.
- Hướng dẫn dẫn lưu dưới chụp cắt lớp vi tính.
- Tổng phân tích tế bào máu: thường quy
- Các xét nghiệm khác khi cần: CRP, điện giải đồ, amylase máu….
- Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định: Lâm sàng ± Siêu âm ± chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.
- Chẩn đoán phân biệt: bệnh lý tiêu hóa khác (viêm túi thừa Meckel, thủng dạ dày, viêm phúc mạc mật….), bệnh lý sản phụ khoa, bệnh lý tiết niệu sinh dục…
IV. Điều trị
- Nguyên tắc điều trị
- Hồi sức khi có biến chứng.
- Phẫu thuật cắt ruột thừa.
- Hồi sức nội khoa
- Đặt thông dạ dày dẫn lưu (khi có biến chứng tắc ruột), nhịn ăn uống.
- Viêm ruột thừa có biến chứng: Cefotaxim hoặc Ceftriaxon, phối hợp Amikacine hoặc Gentamicin.
- Viêm ruột thừa không biến chứng: Cefoxitin hoặc Ampicillin phối hợp Gentamicin.
- Kháng sinh:
- Chống sốc, bồi hoàn nước, điện giải, giảm đau, hạ sốt.
3. Phẫu thuật
a) Chuẩn bị trước mổ:
- Xét nghiệm tiền phẫu: TS, đông máu toàn bộ, đăng ký máu khi cần, test nhanh HIV trong trường hợp bệnh nhân đồng ý thanh toán.
b) Phương pháp tiếp cận:
- Nội soi
- Mổ hở: khi có chống chỉ định phẫu thuật nội soi.
– Viêm ruột thừa chưa có biến chứng: cắt ruột thừa
– Viêm phúc mạc ruột thừa: cắt ruột thừa, rửa bụng ± dẫn lưu ổ bụng.
– Áp xe ruột thừa: dẫn lưu ổ áp xe ± cắt ruột thừa nếu tìm thấy.
c) Xét nghiệm trong lúc mổ: Soi cấy kháng sinh đồ, sinh hóa dịch ổ bụng, giải phẫu bệnh khi cần.
d) Điều trị sau mổ:
- Bù nước, điện giải.
- Kháng sinh
– Viêm ruột thừa sung huyết không sử dụng kháng sinh.
– Viêm ruột thừa mủ tiếp tục kháng sinh trong 24 giờ.
– Viêm ruột thừa có biến chứng: tiếp tục kháng sinh, phối hợp Metronidazole tối thiểu 5 ngày.
- Xem xét ăn uống đường miệng:
– Viêm ruột thừa không có biến chứng: 6h sau mổ.
– Viêm phúc mạc khu trú, áp xe ruột thừa: 12h sau mổ.
– Rút ống dẫn lưu: 24 – 48h sau mổ.
“ Chỉ định ăn cần có hướng dẫn của khoa dinh dưỡng”
V. Phẫu thuật trì hoãn
- Chỉ định khi: đám quánh ruột thừa, bệnh lý nội khoa nặng kèm theo chưa đủ điwừ kiện phẫu thuật.
- Xử chí:
- Kháng sinh.
- Dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính.
- Chọn thời điểm phẫu thuật thích hợp.
“ Các bạn chờ tiếp phần 2 để xem hướng dấn dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ ruột thừa.”
BỆNH VIỆN KINH BẮC